Phiên bản thử nghiệm

Cần thiết phải có định danh điện tử để tiếp cận TMĐT, dịch vụ số.

A- A+
3102 Lượt xem
18/12/2019
Các chuyên gia về lĩnh vực định danh và xác thực điện tử đã nhấn mạnh nội dung này tại Hội thảo “Định danh và xác thực điện tử: kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn triển khai tại Việt Nam”.

Hội thảo được Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC) thuộc Bộ TTTT, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc phối hợp tổ chức.

Tham dự Hội thảo có đại diện các Bộ Công an, Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Sở TTTT của 9 tỉnh/thành phố khu vực phía Bắc, các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp (DN) viễn thông, cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và các chuyên gia của WB.

Không có định danh điện tử không thể triển khai chuyển đổi số

Chủ trì hội thảo, Giám đốc NEAC Lã Hoàng Trung cho biết ngày 24/6/2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP thông qua đề nghị xây dựng Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử. Thực hiện Nghị quyết 44, trong thời gian qua, NEAC đã rất khẩn trương phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ TTTT, các đơn vị, cơ quan, tổ chức ngoài Bộ TTTT, các DN và chuyên gia để xây dựng Dự thảo Nghị định.


Ông Lã Hoàng Trung, Giám đốc NEAC


Theo Dự thảo của Nghị định, “Định danh điện tử” (e-Identification - eID) là quá trình xác định danh tính điện tử của cá nhân, tổ chức. “Xác thực điện tử (e-Authentication) là việc xác minh danh tính điện tử của người sử dụng, là điều kiện bắt buộc để cho phép thực hiện giao dịch điện tử".

Đại diện của NEAC tại Hội thảo cho biết: Hiện nay, Bộ Tư pháp có cơ sở dữ liệu (CSDL) hộ tịch điện tử gồm 17,6 triệu công dân; Bộ Công an có CSDL về dân cư dự kiến cập nhật 96 triệu công dân; Bộ Kế hoạch và Đầu tư có CSDL quốc gia về đăng ký DN gồm 1,4 triệu DN bao gồm cả DN đã giải thể; Bộ Tài chính có CSDL đơn vị có quan hệ ngân sách khoảng gần 142.000 đơn vị, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có CSDL của 81,3 triệu cá nhân, 06 triệu tổ chức; Tổng cục Thuế có CSDL người nộp thuế của 50 triệu cá nhân, 720.000 tổ chức; Ngân hàng có CSDL khách hàng của 78 triệu cá nhân, 2 triệu tổ chức và DN viễn thông có CSDL thuê bao trả trước là 125 triệu cá nhân, 4 triệu tổ chức và thuê bao trả sau là 7,5 triệu cá nhân và 2,6 triệu tổ chức.

Ông Jonathan Marskell, chuyên gia của WB cho biết: ước tính 1 tỷ người trên thế giới không có bất kỳ 1 ID căn bản nào. Ngày càng có nhiều người hơn có ID căn bản, nhưng không đảm bảo hoặc không xác minh được bằng kỹ thuật số. Họ gặp phải rào càn khi tiếp cận dịch vụ, quyền và cơ hội do nền kinh tế số tạo ra.

Hệ thống ID là nền tảng căn bản cho bất kỳ dịch vụ nào có tương tác với con người. Chỉ tiêu 16.9 trong mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc đã nêu rõ: “Đến năm 2030, cung cấp định danh hợp pháp cho tất cả công dân, bao gồm cả đăng ký khai sinh”.

“Triển khai ID số quốc gia là một cơ hội để chuyển đổi quốc gia thông qua chuyển đổi dịch vụ trực tuyến và trao đổi cho mọi người quyền kiểm soát lớn hơn đối với dữ liệu của họ. Không có ID thì khó tiếp cận thương mại điện tử, dịch vụ chính quyền số…”, ông Jonathan Marskell nhấn mạnh.

Kinh nghiệm quốc tế và triển khai tại Việt Nam

Cũng theo ông Jonathan Marskell, định danh cơ bản là lòng tin (trust), yếu tố căn bản nhất của danh tính (ID). Khi xã hội trở nên rộng hơn và kỹ thuật số hơn, cần có các cơ chế mới để thiết lập lòng tin. Mọi người có nhu cầu có khả năng chứng minh được họ là ai một cách đáng tin cậy trực tuyến. ID số thúc đẩy lòng tin, sự bao trùm và tính riêng tư trong nền kinh tế số.

Ví dụ tại Ấn Độ, có kiến trúc bảo vệ và trao quyền dữ liệu của India Stack tạo điều kiện cho chia sẻ trên cơ sở đồng thuận các tài chính dữ liệu. Ở Estonia, 99% dịch vụ chính phủ được cung cấp trực tuyến, tiết kiệm cho trung bình một cư dân 5 ngày/năm. Thái Lan có PromptPay sử dụng mã số ID quốc gia, tăng 83% lượng thanh toán điện tử trong năm 2018.

Quy định về định danh và xác thực điện tử của EU (eIDAS) tạo ra khuôn khổ lòng tin cho sự công nhận lẫn nhau về ID số, một điều kiện thiết yếu cho thị trường số chung. Việc sử dụng xuyên biên giới ID điện tử có độ tin cậy cao mang lại cho người châu Âu một sự tự do mới: dựa trên ID điện tử họ đã sử dụng ở quốc gia mình và tiếp cận một cách an toàn dịch vụ được cung cấp ở bất cứ nơi nào trên khắp EU.

Các chủ thể chính của ID gồm người dùng (người nắm giữ ID); nguồn có căn cứ đích xác: cơ sở xác thật cho bất kỳ thông tin nào liên quan đến người dùng và các bên phụ thuộc; Nhà cung cấp ID cung cấp giấy chững nhận ID cho một người dùng; Bên phụ thuộc: một nhà cung cấp dịch vụ phụ thuộc vào việc xác thực thông qua hệ thống ID, ví dụ như Bộ Ngoại giao.



Toàn cảnh hội nghị

Theo Dự thảo của Nghị định, “Định danh điện tử” (e-Identification - eID) là quá trình xác định danh tính điện tử của cá nhân, tổ chức. “Xác thực điện tử (e-Authentication) là việc xác minh danh tính điện tử của người sử dụng, là điều kiện bắt buộc để cho phép thực hiện giao dịch điện tử".

Đại diện của NEAC tại Hội thảo cho biết: Hiện nay, Bộ Tư pháp có cơ sở dữ liệu (CSDL) hộ tịch điện tử gồm 17,6 triệu công dân; Bộ Công an có CSDL về dân cư dự kiến cập nhật 96 triệu công dân; Bộ Kế hoạch và Đầu tư có CSDL quốc gia về đăng ký DN gồm 1,4 triệu DN bao gồm cả DN đã giải thể; Bộ Tài chính có CSDL đơn vị có quan hệ ngân sách khoảng gần 142.000 đơn vị, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có CSDL của 81,3 triệu cá nhân, 06 triệu tổ chức; Tổng cục Thuế có CSDL người nộp thuế của 50 triệu cá nhân, 720.000 tổ chức; Ngân hàng có CSDL khách hàng của 78 triệu cá nhân, 2 triệu tổ chức và DN viễn thông có CSDL thuê bao trả trước là 125 triệu cá nhân, 4 triệu tổ chức và thuê bao trả sau là 7,5 triệu cá nhân và 2,6 triệu tổ chức.

Ông Jonathan Marskell, chuyên gia của WB cho biết: ước tính 1 tỷ người trên thế giới không có bất kỳ 1 ID căn bản nào. Ngày càng có nhiều người hơn có ID căn bản, nhưng không đảm bảo hoặc không xác minh được bằng kỹ thuật số. Họ gặp phải rào càn khi tiếp cận dịch vụ, quyền và cơ hội do nền kinh tế số tạo ra.

Hệ thống ID là nền tảng căn bản cho bất kỳ dịch vụ nào có tương tác với con người. Chỉ tiêu 16.9 trong mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc đã nêu rõ: “Đến năm 2030, cung cấp định danh hợp pháp cho tất cả công dân, bao gồm cả đăng ký khai sinh”.

“Triển khai ID số quốc gia là một cơ hội để chuyển đổi quốc gia thông qua chuyển đổi dịch vụ trực tuyến và trao đổi cho mọi người quyền kiểm soát lớn hơn đối với dữ liệu của họ. Không có ID thì khó tiếp cận thương mại điện tử, dịch vụ chính quyền số…”, ông Jonathan Marskell nhấn mạnh.

Kinh nghiệm quốc tế và triển khai tại Việt Nam

Cũng theo ông Jonathan Marskell, định danh cơ bản là lòng tin (trust), yếu tố căn bản nhất của danh tính (ID). Khi xã hội trở nên rộng hơn và kỹ thuật số hơn, cần có các cơ chế mới để thiết lập lòng tin. Mọi người có nhu cầu có khả năng chứng minh được họ là ai một cách đáng tin cậy trực tuyến. ID số thúc đẩy lòng tin, sự bao trùm và tính riêng tư trong nền kinh tế số.

Ví dụ tại Ấn Độ, có kiến trúc bảo vệ và trao quyền dữ liệu của India Stack tạo điều kiện cho chia sẻ trên cơ sở đồng thuận các tài chính dữ liệu. Ở Estonia, 99% dịch vụ chính phủ được cung cấp trực tuyến, tiết kiệm cho trung bình một cư dân 5 ngày/năm. Thái Lan có PromptPay sử dụng mã số ID quốc gia, tăng 83% lượng thanh toán điện tử trong năm 2018.

Quy định về định danh và xác thực điện tử của EU (eIDAS) tạo ra khuôn khổ lòng tin cho sự công nhận lẫn nhau về ID số, một điều kiện thiết yếu cho thị trường số chung. Việc sử dụng xuyên biên giới ID điện tử có độ tin cậy cao mang lại cho người châu Âu một sự tự do mới: dựa trên ID điện tử họ đã sử dụng ở quốc gia mình và tiếp cận một cách an toàn dịch vụ được cung cấp ở bất cứ nơi nào trên khắp EU.

Các chủ thể chính của ID gồm người dùng (người nắm giữ ID); nguồn có căn cứ đích xác: cơ sở xác thật cho bất kỳ thông tin nào liên quan đến người dùng và các bên phụ thuộc; Nhà cung cấp ID cung cấp giấy chững nhận ID cho một người dùng; Bên phụ thuộc: một nhà cung cấp dịch vụ phụ thuộc vào việc xác thực thông qua hệ thống ID, ví dụ như Bộ Ngoại giao.

Theo http://ictvietnam.vn


Tin cùng chuyên mục
LỄ TRAO GIẤY PHÉP CUNG CẤP DỊCH VỤ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ SỐ CÔNG CỘNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG THƯ SỐ AN TOÀN
(08/11/2021)
SAVIS chính thức được cấp phép dịch vụ ký số từ xa Remote Signing
(08/11/2021)
MISA được cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa, không cần USB Token
(08/11/2021)
VNPT chính thức được cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa
(08/11/2021)
Việt Nam chính thức có tổ chức cung cấp chữ ký số công cộng thứ 18
(08/11/2021)
Việt Nam chính thức có tổ chức cung cấp chữ ký số công cộng thứ 17
(04/11/2021)
LỄ TRAO GIẤY PHÉP CUNG CẤP DỊCH VỤ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ SỐ CÔNG CỘNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG NEW-TELECOM
(04/11/2021)