Phiên bản thử nghiệm

Chính phủ điện tử: Điều kiện cấp phép dịch vụ chữ ký công cộng phải đảm bảo chặt chẽ

A- A+
4390 Lượt xem
16/12/2019
Ngày 09/6/2017, Ban soạn thảo, Tổ Biên tập xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đã họp thảo luận với sự chủ trì của thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng. Các thành viên Ban soạn thảo, Tổ Biên tập xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 26/2007/NĐ-CP đã nhất tr

Tại cuộc họp của Ban soạn thảo, Tổ biên tập ngày 9/6, ông Lã Hoàng Trung, Giám đốc Trung tâm Chứng thực Điện tử Quốc gia (NEAC), Tổ trưởng Tổ Biên tập cho biết, Tổ Biên tập đã thống nhất một số nội dung chính của Nghị định thay thế Nghị định 26 về vấn đề liên thông, giá trị pháp lý của chữ ký số, quy hoạch thị trường nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng (CA công cộng), cạnh tranh giữa các CA công cộng, công nhận chứng thư số nước ngoài, quy định về CA chuyên dùng… 

Ban soạn thảo họp phiên lần 2 với sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng

Theo ông Trung, các điều kiện cấp phép cần được thắt chặt, trong đó chủ yếu là các điều kiện về tài chính, nhân sự, kỹ thuật.

Cụ thể, điều kiện về nhân sự, yêu cầu các CA phải có đội ngũ nhân sự được đào tạo phù hợp, có kinh nghiệm và có chứng chỉ đào tạo về dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Về điều kiện tài chính, căn cứ tình hình thực tiễn, việc nâng cao các điều kiện về tài chính là cần thiết.

Theo đó, các đại biểu dự họp đều nhất trí với phương án bảo hiểm/ký quỹ theo năm thay vì một lần cho cả 5 năm. Với phương án này, các nhà cung cấp nhỏ có điều kiện tham gia thị trường một cách bình đẳng.

Điều kiện về kỹ thuật, cần quy định cụ thể hơn về việc CA công cộng phải có hệ thống dự phòng đảm bảo xử lý được sự cố và phải có quy định về việc cam kết cung cấp dịch vụ trong thời gian tối thiểu 05 năm, nếu không đảm bảo phải có chế tài xử phạt.

Từ thực tế hoạt động của các CA công cộng trong giai đoạn 2015 - 2016 cho thấy, cần có quy định về quy trình xử lý sự cố, vai trò, trách nhiệm trong việc khắc phục sự cố khi một CA công cộng không thể tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng của các CA công cộng, không ảnh hưởng đến việc sử dụng chữ ký số của khách hàng.

Phát biểu tại cuộc họp, đại diện Văn phòng Chính phủ lại cho rằng cung cấp dịch vụ chữ ký số là một lĩnh vực đặc thù, điều kiện cấp phép không nên quá dễ dàng.

Đối với quy định về số lượng chữ ký số một thuê bao được sở hữu, đại diện Tổng cục Hải quan nhất trí với Tổ Biên tập là không nên “quy định cứng” về số lượng. Vì trên thực tế, một doanh nghiệp (DN) có thể có nhiều bộ phận đặt tại nhiều địa bàn hành chính khác nhau. Hoặc trong trường hợp token chữ ký số bị hỏng, cần phải có token khác thay thế ngay. 

Đại diện ngành Hải quan tại cuộc họp cũng có ý kiến Nghị định cần quy định rõ về quyền sở hữu đối với chữ ký số. Đã có trường hợp doanh nghiệp cử một cán bộ sử dụng chữ ký số do DN đăng ký để làm công tác xuất nhập khẩu. Nhưng khi cán bộ này thôi việc, DN yêu cầu CA thu hồi chữ ký số thì CA nói là không thu hồi được vì thuộc sở hữu cá nhân. Ngoài ra, cũng cần đề xuất cần có quy định yêu cầu khi một CA bị thu hồi giấy phép thì phải lưu trữ hồ sơ giao dịch với các cá nhân, tổ chức trong bao lâu. 

Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Tin học hóa Bộ TT&TT đề xuất cần có một chương riêng trong Nghị định quy định về tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước. Toàn bộ những quy trình, thủ tục về chứng thư số (cấp, thu hồi, sửa đổi chứng thư số) hiện do Bộ Quốc phòng quy định nên đưa vào nội dung của chương này.  

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đánh giá cao những ý kiến, đề xuất thiết thực của các thành viên Ban soạn thảo là đại diện các Bộ, ngành. Thứ trưởng chỉ đạo Tổ Biên tập chỉnh sửa, bổ sung theo những đề xuất đạt được sự nhất trí cao của nhiều đại biểu liên quan đến điều kiện cấp phép CA công cộng về tài chính, xử lý sự cố khi một CA công cộng không đủ năng lực hoạt động hoặc ngừng hoạt động… Tổ Biên tập cũng tiếp thu ý kiến của Cục trưởng Cục Tin học hóa về việc có một chương riêng quy định về tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước. Đồng thời, Tổ Biên tập cần khẩn trương cụ thể hóa các chương, điều trong Nghị định để sớm gửi cho Ban Soạn thảo lấy ý kiến tham góp, Thứ trưởng chỉ đạo.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh Bộ TT&TT và Ban Cơ yếu Chính phủ đã có sự hợp tác chặt chẽ với nhau thông qua việc thành lập các tổ công tác nhằm xử lý ngay những vấn đề nảy sinh với mục tiêu chữ ký số phát huy hiệu quả cao nhất trong việc thúc đẩy ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước. 

Thứ trưởng nhấn mạnh việc xây dựng  Nghị định mới để “đẩy mạnh sử dụng chữ ký số thúc đẩy ứng dụng CNTT rộng rãi”.

Nguồn "HM - ICTPress"


Tin cùng chuyên mục
LỄ TRAO GIẤY PHÉP CUNG CẤP DỊCH VỤ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ SỐ CÔNG CỘNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG THƯ SỐ AN TOÀN
(08/11/2021)
SAVIS chính thức được cấp phép dịch vụ ký số từ xa Remote Signing
(08/11/2021)
MISA được cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa, không cần USB Token
(08/11/2021)
VNPT chính thức được cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa
(08/11/2021)
Việt Nam chính thức có tổ chức cung cấp chữ ký số công cộng thứ 18
(08/11/2021)
Việt Nam chính thức có tổ chức cung cấp chữ ký số công cộng thứ 17
(04/11/2021)
LỄ TRAO GIẤY PHÉP CUNG CẤP DỊCH VỤ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ SỐ CÔNG CỘNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG NEW-TELECOM
(04/11/2021)