Phiên bản thử nghiệm

Hệ thống định danh sẽ thúc đẩy giao dịch kinh tế và hành chính trong tương lai

A- A+
3952 Lượt xem
18/12/2019
Theo đại diện của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, việc xây dựng định danh số phải là câu chuyện đường dài, bởi vì nếu phát triển được hệ thống định danh, hệ sinh thái định danh tin cậy sẽ thúc đẩy các giao dịch kinh tế và hành chính trong tương lai.

Hội thảo “Định danh và xác thực điện tử: Kinh nghiệm quốc tế và triển khai tại Việt Nam”

Đây là thông tin được đại diện Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia (NEAC), Bộ TT&TT chia sẻ trong hội thảo “Định danh và xác thực điện tử: Kinh nghiệm quốc tế và triển khai tại Việt Nam” được tổ chức sáng nay, 1/10.

Tại hội thảo, bà Trần Thị Lan Hương, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã điểm lại những thách thức Việt Nam phải đối mặt khi xây dựng hệ thống định danh, xác thực điện tử.

Cụ thể, bà Hương cho hay, 3 thách thức Việt Nam đang phải đối mặt là hệ thống định danh hiện nay đã có nhưng còn phân tán. Hiện chưa hệ thống nào có đủ mức độ bao phủ đến 100% dân số và không có đủ mức độ chính xác của hệ thống dữ liệu. Việc xây dựng xác thực, định danh cần có sự tham gia chặt chẽ của của nhiều cơ quan như Bộ Công An, Bộ Tư pháp, Tổng cục Thuế,…Ngoài ra, yếu tố ATTT và bảo mật thông tin cá nhân được xem là yếu tố quan trọng khi tham gia giao dịch trên môi trường mạng. Do các giao dịch trên môi trường mạng thì rủi ro thông tin cao hơn bao giờ hết. Đo đó, phải xây dựng khung pháp lý, lộ trình và các pháp lý cho hệ thống định danh trong tương lai.

“Việc xây dựng định danh số phải là câu chuyện đường dài, chứ không phải chỉ để có nghị định vào tháng 11 và cổng dịch vụ công. Chúng ta phải phát triển được hệ thống định danh, hệ sinh thái định danh tin cậy để thúc đẩy các giao dịch kinh tế và hành chính trong tương lai”, Bà Hương chia sẻ.

Đại diện Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia cho biết, khảo sát về các hoạt động liên quan đến định danh và xác thực trên Cổng dịch vụ công của 63 tỉnh thành và 22 Bộ ngành và đối với các giao dịch ngân hàng cho thấy hiện nay, hầu hết các cổng dịch vụ công trực tuyến đều cho người dùng tự đăng ký tài khoản và cung cấp thông tin định danh. Việc xác thực tài khoản và thông tin cung cấp chủ yếu qua email (mã xác thực hoặc đường link). Với giao dịch ngân hàng, để đăng ký tài khoản cần trực tiếp đến quầy giao dịch, việc kiểm tra thông tin định danh được thực hiện khi gặp mặt trực tiếp.

Về việc xác thực khi thực hiện giao dịch, với các cổng dịch vụ công, chủ yếu xác thực người sử dụng bằng tài khoản tên/mật khẩu. Chỉ có một số rất ít dịch vụ công kết hợp các phương thức xác thực khác như chứng thư số. Trong giao dịch ngân hàng, xác thực người sử dụng thông qua tài khoản tên/mật khẩu và mật khẩu sử dụng một lần (OTP) qua ứng dụng (App) hoặc tin nhắn.

Đại diện Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia cũng cho biết, dự kiến vào tháng 11 tới Nghị định về định danh và xác thực điện tử sẽ được hoàn thiện và ban hành sau nhiều lần lắng nghe ý kiến góp ý và sửa đổi. Nghị định mới quy định những nội dung cơ bản nhất về các thông tin gì trong việc định danh một cá nhân, tổ chức trong giao dịch điện tử; Tổ chức quản lý, cung cấp thông tin định danh và điều kiện để cung cấp dịch vụ; Các yếu tố, phương tiện để xác thực người sử dụng dịch vụ công trực tuyến hay các vấn đề về cung cấp, sử dụng dịch vụ định danh và xác thực điện tử cũng như các quyền và trách nhiệm của các bên cung cấp dịch vụ cũng là các vấn đề cần giải quyết....

Cũng theo chuyên gia Ngân hàng Thế giới, việc triển khai ID số quốc gia là một cơ hội để chuyển đổi quốc gia thông qua chuyển đổi dịch vụ trực tuyến và trao cho mọi người quyền kiểm soát lớn hơn đối với dữ liệu của họ; phát triển nhiều dịch vụ điện tử, an sinh xã hội, dịch vụ tài chính, TMĐT và giao dịch qua biên giới. Việc thiết kế tối ưu nhất sẽ tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của người dùng, các bên phụ thuộc như như bối cảnh quốc gia, Việc xây dựng một hệ thống ID nền tảng mạnh như một nguồn có căn cứ đích xác là rất quan trọng.

Từ kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới cho thấy, hiện tại đang có xu hướng định danh tích hợp vì người dân muốn có những lựa chọn nhất định. Vị này cũng khuyến nghị Việt Nam có thể lựa chọn phương thức tích hợp định danh và và xác thực, trong đó Chính phủ sẽ có vai trò tạo ra các hệ thống này. Tuy nhiên, Việt Nam cũng nên thiết kế một hệ thống đơn giản và nên bắt đầu thực hiện với 1 số trường hợp điển hình chứ không áp dụng rất cả người dân ở cùng một thời điểm.

Ngoài ra, cần phải có chiến lược trong dài hạn để xây dựng hạ tầng, nền tảng về định danh; các quy định đồng thời cần có cơ quan giám sát các quy định hiện tại xem có phù hợp không và phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.

Theo https://ictnews.vn


Tin cùng chuyên mục
LỄ TRAO GIẤY PHÉP CUNG CẤP DỊCH VỤ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ SỐ CÔNG CỘNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG THƯ SỐ AN TOÀN
(08/11/2021)
SAVIS chính thức được cấp phép dịch vụ ký số từ xa Remote Signing
(08/11/2021)
MISA được cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa, không cần USB Token
(08/11/2021)
VNPT chính thức được cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa
(08/11/2021)
Việt Nam chính thức có tổ chức cung cấp chữ ký số công cộng thứ 18
(08/11/2021)
Việt Nam chính thức có tổ chức cung cấp chữ ký số công cộng thứ 17
(04/11/2021)
LỄ TRAO GIẤY PHÉP CUNG CẤP DỊCH VỤ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ SỐ CÔNG CỘNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG NEW-TELECOM
(04/11/2021)