Phiên bản thử nghiệm

Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện công nghệ

A- A+
6671 Lượt xem
18/12/2019
Các chuyên gia ICT đã có những trao đổi chuyên sâu về chuyển đổi số tại Ngày Internet Việt Nam (Internet Day) 2019 với chủ đề "Internet Việt Nam: Đổi mới sáng tạo để chuyển đổi số".

Các chuyên gia ICT tại Internet Day 2019

Xây dựng văn bản đáp ứng chuyển đổi số

Chia sẻ tại Internet Day 2019, ông Phạm Quốc Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC), Bộ TTTT cho biết đơn vị này đã và đang xây dựng nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chữ ký số, định danh, xác thực điện tử đáp ứng chuyển đổi số cho tổ chức, doanh nghiệp (DN), cá nhân.

Mới nhất, ngày 5/12/2019, Bộ TTTT đã ban hành Thông tư quy định Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số trên thiết bị di động và ký số từ xa. Theo đó, người dùng có thể ký số trên thiết bị di động. Việc ký số này giúp mở rộng khách hàng cá nhân dễ dàng.

Ông Hoàn cũng cho biết thêm để đáp ứng thanh toán điện tử, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ qui định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Theo đó, các tổ chức, cá nhân có thể quan tâm khi thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử.

Ông Hoàn cũng chia sẻ thêm, với những nước phát triển như Việt Nam, cơ hội số là lựa chọn duy nhất để phát triển vượt bậc. Với các doanh nghiệp (DN) có đội ngũ đông, thì nên mạnh dạnh chuyển đổi số sớm. DN chuyển đổi số theo từng bước, theo nhu cầu, cần đánh giá mảng nào có nhu cầu thì làm ngay.

Đừng phức tạp câu chuyện chuyển đổi số

Là chuyên gia về chuyển đổi số, ông Lương Hữu Tuấn, đồng sáng lập Viet Open Infra Community cho biết quan điểm cá nhân là: chuyển đổi số không hề có quy chuẩn, định nghĩa, tiêu chuẩn nào. Theo cá nhân ông Tuấn, chuyển đổi số là thúc đẩy công nghệ số để phục vụ cho nhu cầu của người dùng. Nhu cầu người dùng tăng thì phản ánh nền kinh tế phát triển. Các DN phải nâng cao nhu cầu thì mới cần chuyển đổi số.

Về chuyển đổi số cho hạ tầng cho DN, ông Tuấn lưu ý 5 điểm:

Thứ nhất, cần tối ưu về hạ tầng CNTT. Ví dụ, DN có nhiều server thì cần xem xét các server cũ này đã dùng hết khả năng chưa chưa. Bên cạnh đó, cần tối ưu cả con người, thời gian. Có thời gian đề dành vào việc nghiên cứu công nghệ mới.

Thứ hai, cần tích hợp tất cả ứng dụng, tiến trình, dữ liệu của DN.

Thứ ba, cần xây dựng hạ tầng điện toán đám mây (ĐTĐM). Công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine learning), dữ liệu lớn… đều phải cần ĐTĐM.

Thứ tư, cần thay đổi ứng dụng. Khi có nền tảng ĐTĐM rồi thì ứng dụng phải phù hợp với ĐTĐM và có khả năng chạy trên mọi nền tảng ĐTĐM.

Cuối cùng, khi có nền tảng hạ tầng ĐTĐM, nền tảng CNTT được tối ưu, thì phải phải tự động hoá được quy trình, tự động hoá quy trình, nâng cấp, triển khai và phải có bảo mật.

Ông Tuấn cũng chia sẻ: “Việc chuyển đổi số nhìn nhận đừng phức tạp hoá. Đây là tiến trình bình thường, đến lúc làm thì phải làm".

Ba từ khoá cho cơ quan nhà nước, tổ chức, ngân hàng phải để ý và triệt để chú ý khi chuyển đổi số:

Khách hàng là ai: Đối với chính phủ, khách hàng là người dân. Đối với ngân hàng, khách hàng là người đi mở tài khoản… Tăng nhu cầu của người dùng thì chuyển đổi số sẽ đến.
Chuyển đổi số không phải công nghệ mà là quan trọng con người, là văn hoá mới.
Cộng tác: Chính phủ - người dân, hay các phòng ban trong DN, tổ chức cần phải thông suốt, cộng tác.
“Giải quyết ba vấn đề này mới nghĩ đến công nghệ cho chuyển đổi số”, ông Tuấn cho hay.

Chuyển đổi số không phải là cuộc chơi về trang bị công nghệ

Là một chuyên gia về ATTT, ông Ngô Việt Khôi, Giám đốc công nghệ SenSecures Việt Nam cho biết: chuyển đổi số cần quan tâm đến an toàn thông tin (ATTT) và cần phải đưa vào chiến lược, chính sách ATTT của mỗi tổ chức, DN.

Vị chuyên gia ATTT cho rằng: Chuyển đổi số thực ra là không phải cuộc chơi của trang bị công nghệ. “Công nghệ giúp chúng ta thay đổi cách thức, quy trình chúng ta làm việc”.

Chúng ta đã có những bài học của các công ty rất hùng mạnh nhưng không chuyển đổi kịp thời nên đã biến mất như Yahoo, Kodak.

Ông Khôi cũng nhấn mạnh cần chiến lược ATTT cho DN chuyển đổi số nhưng không có chiến lược, chính sách nào là mẫu mực cho tất cả DN cả vì đặc thù mỗi DN một khác.

Một mô hình cơ bản mà DN nào cũng có cả đó là hệ thống thông tin, gồm 5 thành tố: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, quy trình và con người. Ba thành tố đầu được gọi là CNTT. Với kỷ nguyên ĐTĐM, 3 thành tố này hiện đều có thể thuê.

Nhiều DN hiện nay vẫn đang loay hoay trang bị ATTT như cách đây 20 – 30 năm, mua cả những phần mềm bẻ khoá, không có bản quyền đầy rẫy những lỗ hổng bảo mật.

Chúng ta chưa chuẩn bị kỹ càng cho phương án nếu chuyển đổi số còn phải làm việc với ảo hoá, ĐTĐM, nơi vấn đề ATTT rất khác với mạng vật lý chúng ta đang dùng.

Cũng theo ông Khôi, chúng ta kêu gọi chuyển đổi số, nhưng ngân sách cho chuyển đổi số không chuyển biến trong nhiều năm qua, ATTT chưa thay đổi. Nhiều Sở TTTT chỉ có ngân sách chi cho ATTT từ 3 - 5%. Con số này như muối bỏ biển. Số tiền này có thể coi như chỉ đủ trả lương cho 1 nhân viên ATTT đúng nghĩa, chưa nói đến mua sắm thiết bị gì.

Về chính sách ATTT, nhiều đơn vị, DN đến bây giờ chưa có chính sách về ATTT, hoặc chính sách, quy định ATTT được biên soạn từ lâu, hoặc chưa diễn tập ATTT.

Bên cạnh đó, với nhận thức ATTT kém, thì 80 - 90% việc mất ATTT là do con người. Việc đào tạo về ATTT chưa được chú trọng, thậm chí lãnh đạo đơn vị, DN đứng ngoài cuộc, ít quan tâm, ông Khôi cho hay.

"Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là nhận thức nên câu trả lời để ATTT, hệ thống thông tin phải được đầu tư hài hoà, giải pháp ATTT về phần cứng, phần và chính sách ATTT phải được xây dựng cẩn thận".

Tiếp nữa, con người phải được đào tạo, nhận thức đẩy đủ. Từng người thay đổi thì DN mới mạnh. Nhiều DN an toàn thì quốc gia mới mạnh.

Ông Khôi cũng chia sẻ: Người Đức, Nhật đã phát triển mạnh mẽ từ đống tro tàn sau thế chiến thứ hai nhờ có triết lý “đừng chờ mọi thứ hoàn thiện rồi mới làm” với 4 chữ PDCA (Plan - Do – Check - Act), có nghĩa là cứ làm, rút kinh nghiệm, sửa đổi để làm tốt hơn, rồi làm lại, hoàn thiện. Hãy hành động nhiều hơn để chuyển đổi số.


Theo http://ictvietnam.vn/.


Tin cùng chuyên mục
Bà Rịa - Vũng Tàu tỉnh đầu tiên trên cả nước tích hợp giải pháp ký số từ xa vào Cổng dịch vụ công
(25/11/2021)
Bộ TT&TT đã đưa 100% dịch vụ công trực tuyến lên mức 4
(06/07/2020)
Thúc đẩy giao dịch điện tử tại Việt Nam cần cơ chế "sandbox"
(02/07/2020)
Bộ TT&TT tổng kết việc triển khai Luật Giao dịch điện tử
(25/06/2020)
Bộ TTTT sẽ cung cấp 149 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong năm 2020
(28/04/2020)
Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong bối cảnh dịch Covid-19
(25/03/2020)
Tầm nhìn về CPĐT: Lấy người dân làm trung tâm và không để một người dân nào bị bỏ lại phía sau
(13/02/2020)